Vào thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của Bán đảo lần đầu tiên đã được thống nhất dưới thời vương quốc Silla (57 tr.CN – 935 s.CN). Sự đồng nhất như vậy đã làm cho người Hàn hầu như không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tình đoàn kết vững chắc.
Cuối năm 2007, dân số của Hàn Quốc là 48 triệu 450 nghìn người, của CHDCND Triều Tiên là 23 triệu 200 nghìn người, tổng dân số của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên gộp lại là 71 triệu 650 nghìn người.
Một khuynh hướng đáng chú ý trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo từng năm. Con số thống kê vào năm 1999 cho thấy 6,9% dân số của Hàn Quốc ở độ tuổi 65 trở lên và đến năm 2005, con số này là 9,1%. Chiều hướng già đi của dân số là do tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, dự tính đến năm 2020 thành phần dân số già sẽ chiếm khoảng 15,7%.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm 1960 và 1970 đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông thôn ra thành phố, đặc biệt là Seoul, làm cho dân số tăng nhanh tại những khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số cư dân Seoul di chuyển ra vùng ngoại ô đang tăng dần lên.
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu “làng Liên hiệp quốc” bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.
Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).
Người Hàn Quốc 100 năm trước khác hẳn so với hiện tại.
Người Hàn Quốc hiện nay vốn được biết đến như một dân tộc có rất nhiều mỹ nam, mỹ nữ. Nhưng khi xem những hình ảnh của người Hàn cách đây 100 năm chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì sự thay đổi đến chóng mặt của người dân xứ sở kim chi.
Những điểm khác biệt nổi bật nhất của người Hàn Quốc ngày nay và ngày xưa đó là hình thể. Người Hàn Quốc 100 năm trước rất nhỏ nhắn, thậm chí là gầy gò và chiều cao khiêm tốn. Còn người Hàn Quốc ở thế kỉ 21 được ghi nhận là dân tộc cao lớn của châu Á. Ngoài ra, còn một điểm nữa mà người Hàn xưa khác xa so với bây giờ đó là chiếc mũi người Hàn trước đây khá thấp và có phần hơi hếch, điều này khiến người dân nước này không được đẹp như hiện tại.
Nhưng xét về tổng thể, người Hàn Quốc cách đây 100 năm và bây giờ vẫn có những điểm rất dễ nhận ra:
Người Hàn Quốc thường có đôi mắt một mí
Gương mặt của đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc 100 năm trước (ảnh trái) và bây giờ (ảnh phải).
Đôi mắt nhỏ của người Hàn Quốc được cho là do quá trình tiến hóa, phát triển thích nghi với môi trường sống. Trong quá khứ, có rất nhiều những trận bão cát, gió lớn và thời tiết lạnh khắc nghiệt xảy ra ở khu vực Đông Á. Để đối mặt với những điều kiện tự nhiên ấy, người Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước lân cận đã tiến hóa với đôi mắt nhỏ hơn nhiều so với các vùng khác trên thế giới. Vì thế, ngày nay nhiều người Hàn Quốc lựa chọn cách khắc phục đôi mắt nhỏ bằng cách cắt mí. Nhờ đó mà người Hàn ngày càng đẹp hơn.
Người Hàn Quốc thường có tóc mềm, lông trên tay chân ít
Người dân Hàn Quốc đặc biệt có mái tóc rất mềm mại, đây là điểm cộng rất lớn cho diện mạo của người dân nơi đây. Ngoài ra, người Hàn Quốc cũng có rất ít lông trên cơ thể. Hầu như phụ nữ Hàn không có lông chân và lông tay.
Người Hàn Quốc có làn da rất mịn và ‘mỏng’
Việc nổi mụn hay có lỗ chân lông to là điều người Hàn Quốc hầu như không gặp phải. Họ cũng không có làn da dầu hay da khô, làn da người dân xứ sở kim chi này là da thường. Nhờ đó mà cả phụ nữ và nam giới nơi đây đều sở hữu những nước da cực kì mịn màng, căng mọng. Và người ta thường gọi người Hàn là những người có làn da ‘trắng sứ’.
Trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống dưới một mái nhà. Ở thời đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và một gia đình lớn, đông thành viên thường được xem như có nhiều phúc lộc, nên mọi nhà thường mong có nhiều con cháu. Nhưng tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng trong những năm 1960-1970 ở Hàn Quốc đã kéo theo xu hướng khống chế tỉ lệ sinh, và số con trung bình của mỗi gia đình giảm mạnh, và chỉ còn từ một đến hai con trong những năm 1980.
Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.
Quá trình công nghiệp hóa đất nước cũng đã khiến cho đời sống gia đình của người Hàn Quốc trở nên sôi nổi hơn và phức tạp hơn. Những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏi đại gia đình và bắt đầu cuộc sống riêng. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều là những gia đình hạt nhân với trung tâm là hai vợ chồng.
Trong giao tiếp thông thường , người ta thường chào nhau bằng cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng . Cách này thường được dùng với người cùng đẳng cấp , bạn bè hoặc người quen .
Ngòai ra , đối với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội , người ta thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau , cuối người thấp một góc 45 độ , hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người . Cách này , thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên , và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính .
Trong các cuộc hop hội , người ta còn dùng một cách chào trang trọng khác nữa và các nữ nhân viên rất hay sử dụng cách chào này . Người nữ để hai tay vòng trước bụng hơi lệch về phía phải một chút, tay phải chồng lên tay trái ( ngược lại với nam ) , lưng thẳng ,mắt hướng vào người đối điện và cuối chào tự nhiên .
Cách thứ tư là cách chào truyền thống , thường được dùng trong gia đình . Con cháu chào ông bà cha mẹ hay các bậc tiền bối như cách thể hiện sự tôn kính các đấng bề trên trong các dịp lễ tết họăc các dịp đặt biệt của gia đình . Nghi thức này khá cầu kì , đối với người nam , họ quỳ trước mặt các tiền bối ,hai tay đặt trước trán và cúi gập người lạy đến khi chạm đất mới thôi . Đối với nữ giới , tư thế phức tạp hơn vì thế họ dễ mất thăng bằng , để thực hiện được động tác chào này đôi khi họ cần người đỡ để có thể ngồi được bằng hai tay , sau đó họ quỳ lạy ông bà bằng hông .
Đặc trưng của người Hàn là tư tưởng Nho giáo . Họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục ,các mối quan hệ cá nhân và gia đình . Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng , các cha mẹ người Hàn sẵn sàng hi sinh cuộc sống của mình cho con cái . Điều này giải thích tại sao mỗi năm nhân dân và Chính phủ Hàn quốc đầu tư một nguồn tài chính cực lớn vào sự nghiệp giáo dục phát triển nguồn nhân lực .Theo thống kê , chi tiêu cho giáo dục của Hàn quốc cao hơn gấp nhiều lần so với mặt bằng chung của thế giới .
Gần đây , chúng ta cũng nghe nói đến một hiện tương gọi là « gia đình ngỗng hoang « . Những cha mẹ này sẵn sàng hi sinh hạnh phúc được ở gần nhau , họ bất chấp cả rào cản ngôn ngữ và văn hóa , người mẹ sẽ đưa các con ra sống ở nước ngoai để có điều kiện học tập tốt hơn , còn người cha thì ở lại và làm việc cật lực để nuôi con cái họ ăn học .
Người Hàn coi trọng tư tưởng tập thể hơn là cá nhân .
Người hàn sống rất lạc quan , khác với những bộ phim bi lụy của hàn , bạn sẽ tìm thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ , xã hội hàn bây giờ hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều , dân hàn sống phóng khoáng , ăn mặc trang điểm xinh đẹp . Đặc biệt , thanh niên hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẫm mĩ , họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống.
Người Hàn cũng như người Việt , khi kết hôn họ đeo nhẫn ở ngón áp út , tay trái cho nam tay phải cho nữ . Tuy kiểu dáng nhẫn đa dạng nhưng , người hàn thường chọn mẫu nhẫn bạch kim dạng trơn , có họa tiết trên bề mặt nhẫn .
Người hàn rất hay dùng kính ngữ . Khi tự xưng mình , họ dùng những thể thuộc cấp thấp , tỏ ý rất nhún nhường . Còn dùng rất nhiều từ kính cho người đối diện.
Thêm một điều khá lý thú , lâu nay ta vẫn nghĩ Hàn quốc là một quốc gia khuôn phép , khó khăn trong quan niệm về những mối quan hệ phòng the . Nhưng sự thực không phải thế , nếu ai từng coi Sex is zero hoặc Thần bài asam sẽ thấy , sẽ rất khó khăn khi một bộ phim với những cảnh tể nhị như thế (chắc cỡ Sắc giới)được công chiếu ở việt nam khi màn hình chiếu mấy cảnh “hot” ấy , họ cười thoải mái.
Ai đã sống ở Hàn Quốc và tiếp xúc với người Hàn Quốc đều nhận thấy người Hàn Quốc tính nóng nảy, hay vội vàng. Dường như câu nói cửa miệng của người Hàn Quốc là Nhanh lên ! Nhanh lên!. Những hiện tượng dưới đây ta thường gặp ở trong cuộc sống của người Hàn Quốc: trên đường phố, xe ô tô nối đuôi nhau chạy như thác nước. Chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một tý liền bị người đi sau la ó quát đi nhanh lên! Trong thang máy, mỗi khi đi lên (hoặc xuống) thang máy sẽ tự động dừng lại ở các tầng và mở cửa, đóng cửa cho khách ra vào, thế nhưng vẫn thấy có những hành khách sốt ruột cứ ấn nút hoài. Ngày 7/5/1990 một đoàn tàu điện ngầm đi từ Seoul đến Tungdaemun chậm mất 10 phút, khi đoàn tàu đến nơi, bị hành khách đứng chờ ở Tungdaemun tức quá, đập vỡ mất 15 ô cửa kính.Đúng là tính cách của người Hàn Quốc là hào mại, nhiệt tình nhưng cũng rất hay nôn nóng, rất dễ bị xúc động.
Theo thống kê. người Hàn Quốc, khi đi bộ, trong 1 phút, số lần bước của họ thường nhiều hơn người châu Âu ít nhất là 15 bước. Có học giả cho rằng sở dĩ người Hàn Quốc dễ dàng tiếp nhận lối ăn nhanh(fast food) của người Âu – Mỹ là vì truyền thống của người Hàn Quốc ăn uống hết sức đơn giản, họ tiếp thu cách “ăn nhanh” của người Âu – Mỹ rất nhanh. Vả lại người Hàn Quốc vốn sinh ra đã có tính vội vàng rồi. Trong thời kinh tế phát triển nhanh như hiện nay, nhịp điệu cuộc sống càng gấp gáp thì hình thức ăn nhanh rất thích hợp với họ.
Tính nóng vội của người Hàn Quốc giúp họ có thể kịp thời nắm bắt thời cơ, xử trí nhanh nhạy, rất có lợi cho sự phát triển tăng tốc của kinh tế. Nhiều công trình xây dựng kinh tế của họ được hoàn thành trước thời hạn. Ví dụ, đường cao tốc từ Seoul đến Pusan được hoàn thành trong thời gian có 29 tháng, khiến cho nhiều công ty nước ngoài hết sức ngạc nhiên, không thể tin được. Trong lúc đó đường cao tốc của Nhật Bn từ Kobe đến Nagoya, độ dài tưng đưng với đường cao tốc Seoul – Pusan mà thời gian thi công dài hơn 1 năm so với công trình của Hàn Quốc. Lại ví dụ như đường tàu điện ngầm ở Seoul vốn là không có gì, nếu cứ theo tiến trình xây dựng như của các nước thì không biết đến bao giờ mới hoàn thành. Người Hàn Quốc tính tình nóng vội, vừa hạ lệnh một cái, bốn tuyến đường khởi công cùng một lúc, chỉ vẻn vẹn có mấy năm đã làm xong, thế là Seoul có hệ thống tầu điện ngầm hiện đại vào bậc nhất thế giới. Lại ví dụ như nhà máy đóng tàu Ulsan. Để rút ngắn thời gian xây dựng, người Hàn Quốc đã tiến hành trái với lệ thông thường, nghĩa là chưa có nhà xưởng mà họ đã bắt tay vào đóng tàu ngay. Sau đó vừa đóng tàu vừa xây dựng nhà máy. Với tính nóng vội, ngay cả khi chưa thấy bóng dáng nhà xưởng đâu, trong tay chỉ có bãi biển hoang sơ để xây dựng nhà xưởng mà họ đã tìm cách bán tàu vừa đóng xong cho nước ngoài rồi.
Nhưng tính nóng vội của người Hàn Quốc đôi khi cũng gây ra hậu quả tai hại. Người ta hay dùng câu thành ngữ Trung Quốc “dục tốc tắc bất đạt” để diễn tả. Trong công trình xây dựng đường tầu điện ngầm, do nóng vội làm gấp nên cũng xảy ra sai sót: Gắn biển báo từng ga không đúng chỗ, khiến cho hành khách đi tầu không nhìn thấy. Làm lễ khánh thành rồi mới phát hiện ra sai sót ấy. Gắn nhầm biển còn có thể sửa chữa được, nhưng có những công trình khác không thể nào sửa chữa được. Trong những cuộc đàm phán kinh tế, buôn bán cần đến sự nhẫn nại, kiên trì thì các thưng nhân Hàn Quốc cũng thường bộc lộ những nhược điểm này.
Nhiều thương nhân nước ngoài, khi đàm phán với người Hàn Quốc thường cảm thấy sự nôn nóng của họ: hôm nay đàm phán, mong ngày mai ký kết và muốn ngày kia là khai trương ngay. Tác phong nhanh chóng này có lúc làm cho cả hai bên thấy hỉ hả sung sướng, nhưng cũng có lúc do suy nghĩ chưa chín chắn, chưa có luận chứng cụ thể dẫn đến tình trạng phi làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí có khi phi huỷ bỏ hết những điều khoản đã thoả thuận. Các thương nhân Hàn Quốc đến đầu tư ở một số nước Đông Nam á đều có tình trạng như trên, đàm phán thì nhiều mà hiệu quả thì ít. Xảy ra tình trạng đó, cố nhiên là có điều kiện khách quan chưa chín muồi, nhưng cách làm và thái độ nóng vội của người Hàn Quốc thường là “chất xúc tác” khiến cho đàm phán không thành.
Có nhiều học giả đã thử giải thích tính nóng vội này của người Hàn Quốc. Người thì cho rằng người Hàn Quốc sống ở bán đảo, bốn bề sóng biển, nên họ thường nói to, cử chỉ mạnh bạo, làm việc dứt khoát, tranh thủ thời gian. Người thì cho rằng tâm hồn người Hàn Quốc trong sáng, tính tình ngay thẳng nên gặp những chuyện bất bình họ thường tỏ ra khó chịu, nóng nảy, nhìn không thuận mắt, nghe không thuận tai. Gần đây có người cho rằng tính nóng vội của người Hàn Quốc có liên quan đến lịch sử không ổn định lâu dài của Hàn Quốc. Chiến tranh liên miên, luôn luôn xảy ra chuyện tranh giành quyền lực. Tình hình đó một mặt tạo nên khả năng giỏi thích ứng cho người Hàn Quốc, mặt khác cũng tạo nên tính nóng vội làm việc gì cũng muốn cho nhanh kẻo tình hình thay đổi thì mọi kế hoạch, ước mơ… đều đổ xuống sông xuống biển hết.
Đặc điểm chung trong phong tục tập quán và thói quen của ng HQ
– Người HQ có lòng tự tôn dân tộc rất cao. Vì vậy họ cũng không thích sử dụng tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp,…. Hơn thế nữa, thì người HQ wa VN chỉ sử dụng sản phẩm của nước họ như điện thoại thì dùng anycall, samsung, sky và đặc biệt chỉ xài mạng S-fone.
– Khi rót rượu phải rót đầy, hai người uống chung một ly rượu người này rót cho người kia. Người rót rượu cầm chai bằng hai tay và người được rót cũng phải cầm ly lên bằng hai tay.
– Ở Hàn quốc khi uống rượu trước mặt người lớn tuổi hơn, qúy vị cần phải quay mặt sang một bên, uống nhẹ nhàng rồi trả ly lại.
– Luôn đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên; thủy chung vợ chồng; trung thành với bạn; kính trọng thầy; phục tùng lãnh đạo. Đây là 5 đứa tính quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống.
– Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có.
– Người HQ không tự giới thiệu mà chờ người khác giới thiệu.
– Một yêu cầu cơ bản trong đàm phán là: “Kibun” có nghĩa là cảm giác bên trong. Họ không mún làm ăn với người đã từng làm tổn thương tình cảm bên trong của họ.
– Khẩu vị ăn giống người VN. Canh là món ăn không thể thiếu, khi ăn mỗi người có 1 chén canh riêng nhưng các món ăn khác được đặt chung. Họ thích dùng đũa sắt và những cái muỗng cán thiệt dài. Thường hộp đũa và muỗng đặt ở đầu bàn và ng ngồi đầu bàn có nhiệm vụ bày ra cho những người khác.
– Gia vị hay cay, do đó ớt cay là thứ không thể thiếu trong bữa ăn.
– Người HQ nóng tính và gia trưởng
– Thanh niên HQ có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước cao.
– Họ có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, dễ hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào.
– Người HQ dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, thường nói nhiều, nói to. Thích tranh cãi, luôn thể hiện mình là ng ham học hỏi, năng động cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần.
– Thích đi du ngoạn. HQ có rất nhiều bảo tàng, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh lịch sử.
– Hâm mộ thể thao. Có môn võ Taekwondo nổi tiếng thế giới. Thích leo núi, bơi lội, đánh gôn, lướt ván …. Luôn thể dục thể thao lúc rãnh rỗi. Đi bộ và tennis là 2 môn thể thao đc yêu chuộng nhất.
– HQ có xu hướng tránh số 4. Vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four). Như vậy, số 4 tại HQ là 1 điềm xấu giống như số 13 tại Phương Tây.
– Theo nguyên tắc ứng xử thì khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu chon người chết.
– Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên.
– Phụ nữ hàn quốc không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ mặc dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc. Vì trong nho giáo Hàn Quốc quan niệm rằng vẻ đẹp tự nhiên thì tốt hơn vẻ đẹp nhân tạo.
– Hỉ mũi cạnh bàn ăn là điều cấm kỵ. Quí vị phải bỏ ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh để làm chuyện đó.
– Họ cũng kỵ cắm đũa trên bát cơm vì làm như vậy trông giống như là thắp nhang.
– Người HQ luôn luôn giữ gìn bản sắc khi đi du lịch. Họ là những người sôi nổi, cởi mở nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao.
– Thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi tìm hiểu du lịch văn hóa.
– Đi du lịch thường kết hợp mục đích kinh doanh.
– Người HQ thường sử dụng dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá. Họ quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
Người Hàn quốc có 3 tính cách nổi bật là:
1. Coi trọng tình cảm hơn lý
2. Nặng về yêu thương nồng cháy hơn tình cảm khác.
3. Bề ngoài nổi hơn nội tâm…
Trong các đặc điểm đó, thì đặc điểm nặng về tình cảm hơn lý trí là đặc điểm cơ bản, đó là khí chất dân tộc của người Hàn Quốc.
Việc coi trọng tình cảm hơn lý trí, ở thời trước, nó giúp cho người ta tạo lập được quan hệ ấm áp, hoà thuận giữa người với người, nhưng ngày nay, trong xã hội công nghiệp, nó lại làm cho quan hệ giữa người với người trở lên rắc rối, dễ phát triển thành lòng căm ghét, đố kỵ, phẫn nộ. Và trong xã hội hiện đại, quan hệ về quyền lợi trở lên khá phổ biến, mâu thuẫn ngày một phức tạp, nếu không có thái độ thành thật, bình tĩnh, công bằng thì khó giải quyết được. Sự phân tích này là xác đáng đối với tính cách người Hàn Quốc.
Cũng vì coi trọng tình cảm hơn lý trí, người Hàn Quốc rất coi trọng quan hệ huyết thống, dòng họ gia đình, rất coi trọng tình cảm giữa những người bạn học và đồng hưng với nhau.
Vì quá coi trọng tình cảm, nên người Hàn Quốc hay bị xúc động. Đài báo Hàn Quốc từng đưa tin một vụ án do nhất thời bị kích động gây ra: một nông dân cãi nhau với một viên chức, người nông dân kia tức quá đang đêm đốt cháy cả cơ quan của anh viên chức kia, làm 16 người chết và 20 người bị thương. Một cảnh sát nọ căm thù người hàng xóm đã đánh chết 4 người. Người Hàn Quốc rất dễ bị kích động, chỉ một việc nhỏ như người nào đó gọi điện thoại ở một trạm điện thoại công cộng, chiếm chỗ gọi hơi lâu một chút thế là gây ra cãi nhau. Do hay xúc động, nên người Hàn Quốc động một tý là biểu tình, hoặc trong nhà máy, sản xuất gặp trục trặc là công nhân tổ chức bãi công liền. Thậm chí, gần đây các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin về một số vụ đánh cãi nhau giữa các nghị viên trong cuộc họp Quốc hội cũng vì tính nóng nảy của họ. Có lẽ điều này lí giải hành động mưu sát dã man của 1 người Hàn với sinh viên khoa Hàn trường đại học Hà Nội mới đây
Nóng nảy, hay xúc động, tính cách đó của người Hàn Quốc đã trở lên nổi tiếng thế giới. Các cô tiếp viên hàng không của các nước đều có nhận định thống nhất như vậy. Mùa hè, thấy người châu á, hễ bước vào thang máy bay là đòi cung cấp đồ uống lạnh, đích thực là người Hàn Quốc. Các cô nói sở dĩ người Hàn Quốc có thói quen uống nước mát là để làm dịu cn nóng bức ở trong lòng họ!
Tất nhiên không phi người Hàn Quốc nào cũng đều có tính nóng vội, và tất nhiên cũng không phi lúc nào họ cũng nóng vội. Có khi ta thấy tính nóng vội lại kết hợp với tính khoan thai, tế nhị ở trong con người Hàn Quốc. Đó là sự kết hợp rất kỳ lạ !
Vì vậy,khi giao tiếp với người dân sứ kim chi,theo mình chúng ta nên nhún nhường chiều theo cảm xúc của họ,khen họ nhiều hơn.
Chỉ trong vòng 20 năm, tiến trình phát triển đô thị ở Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung đã thành công một cách đáng kinh ngạc, trở thành hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới học tập. Và hiển nhiên, để có được thành công vượt bậc như thế không thế thiếu yếu tố: tính cách dân tộc – chính những con người nơi đây đã xây lên tương lai của họ.
Đặc điểm rõ rệt nhất trong tính cách người Hàn Quốc là coi trọng gia đình, thậm chí trở thành một chủ nghĩa chi phối tổ chức xã hội. Quan hệ chủ yếu trong gia đình là quan hệ tôn ti trên dưới theo thứ bậc và tuổi tác. Bởi vậy, một khi gia đình là đơn vị được coi trọng nhất trong xã hội thì tính tôn ti gia đình mở rộng ra thành tính tôn ti xã hội. Ý thức coi trọng tôn ti của người Hàn mạnh đến mức họ rất thích xưng hô theo chức vụ, địa vị, kể cả những chức vụ rất thấp (giáo sư Kim, giám đốc Lee, đội trưởng Park, tổ trưởng Han…). Ưu điểm của chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti là tạo nên một xã hội gắn bó chặt chẽ và có trật tự. Chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti kết hợp với sự tuân thủ nghiêm ngặt ý thức hệ Nho giáo là nguyên nhân của sự tôn trọng phép tắc lễ nghĩa thái quá trong xã hội Hàn. Người Hàn ý thức rằng chỉ có như thế thì trật tự xã hội mới được duy trì. Chính nhờ chủ nghĩa gia đình mà những tập đoàn tư bản Hàn Quốc (chaebol) có được sự tổ chức chặt chẽ. Những tập đoàn công nghiệp theo mô hình chaebol lớn nhất xứ sở kim chi chạm tới gần như mọi khía cạnh cuộc sống của người dân nước này. Ảnh hưởng sâu sắc đó còn được nhân lên gấp nhiều lần nhờ vào đội ngũ nhân viên luôn trung thành với tập đoàn và thường xuyên được hưởng nhiều đãi ngộ tốt. Chính vì vậy mà bất chấp những khuyết điểm bị bộc lộ trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997, các “chaebol” không bị phá sản đã vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là những thương hiệu toàn cầu như Hyundai, LG và Samsung.
Người Hàn có một sức chịu đựng phi thường, giúp họ đủ ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, người Hàn luôn có ý thức không muốn chịu thua người Nhật trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Trong tổ chức xã hội, họ luôn đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa độc tài, với những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong sinh hoạt đô thị và quản lý đô thị. Nhờ vậy, chỉ trong vòng mấy chục năm, người Hàn đã xây dựng được không chỉ những đô thị ngang tầm thế giới mà quan trọng hơn là còn xây dựng được một nếp sống đô thị kỷ cương, ngăn nắp, gọn gàng, lịch sự.
Đến Hàn Quốc, người quan sát nước ngoài thường rất ngạc nhiên và có ấn tượng mạnh khi nhận thấy ở người Hàn một tính cách nước đôi đầy mâu thuẫn với những biểu hiện tương phản rõ rệt: hiền lành và mạnh mẽ, cộng đồng và cá nhân, bè phái và thống nhất, nhường nhịn và cạnh tranh, hoang phí và tằn tiện, điềm tĩnh và nóng nảy, tĩnh lặng và năng động, lười nhác và cần cù, lề mề và khẩn trương… Tuy nhiên, từ sau khi bước vào công nghiệp hóa và đô thị hóa, người Hàn đã dần dần thay đổi, xuất hiện sự so sánh và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Ngay chính phủ Hàn Quốc cũng coi việc “tăng cường khả năng cạnh tranh” trên thế giới là một trong những mục tiêu để phát triển vì đất nước Hàn Quốc vừa nhỏ hẹp, vừa thiếu tài nguyên thiên nhiên, nhưng dân số lại nhiều, vì vậy, tiềm lực con người là quý báu. Kết quả là ở Hàn Quốc, cuộc cạnh tranh chạy theo điểm số thành tích và bằng danh dự, công việc và sự thăng tiến, nền tảng kinh doanh và thế lực chính trị… trở thành cuộc cạnh tranh suốt đời và là một chủ đề nổi bật ở các đô thị hiện đại Hàn Quốc.
Phần thưởng cho sự cạnh tranh là kinh tế tốt, nhà ở tốt, nghề nghiệp tốt, hôn nhân tốt. Thái độ cạnh tranh phổ biến đó đã mang đến những thay đổi giật mình trong tính cách bên ngoài của người Hàn. Họ trở thành nổi tiếng như một trong những dân tộc có tinh thần làm việc chăm chỉ và hiệu quả nhất trên thế giới.
Công việc đối với người Hàn là cái gì đó không bao giờ ngừng nghỉ, họ coi đó là trung tâm, còn mọi thứ khác chỉ là thứ yếu, ngay cả tính lương cũng không theo thời gian làm việc mà là tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành. Tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ của công nhân Hàn vào bậc nhất thế giới. Từ khi tiến hành công nghiệp hóa, dấn thân vào nền kinh tế tốc độ, người Hàn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, cho nên thường có tác phong làm việc rất khẩn trương. Ở Hàn Quốc, đập vào mắt là hình ảnh người Hàn luôn vội vã, tất bật. Cuối cùng, họ cũng đã giải phóng được khỏi sự trì trệ hàng bao thế kỷ, dường như giờ đây họ đang vội vã để bù lại cho thời gian đã mất. Trong những năm qua, họ làm việc 10 giờ trong một ngày và 6 ngày trong một tuần ở những tòa nhà kín trong thành phố và những khu công nghiệp trải dài ở ngoại ô. Trung bình một người Hàn Quốc làm việc tổng cộng 2.833 giờ trong một năm, nhiều hơn gần 1,3 lần so với người Nhật và gần 1,5 lần so với người Mỹ, trong khi số ngày nghỉ của họ lại thấp nhất – chỉ bằng một nửa số ngày nghỉ của người Nhật và bằng ¼ số ngày nghỉ của người Mỹ.